Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Những trò chơi mẹ có thể chơi cùng bé thích hợp nhất

Được bố mẹ vui chơi cùng có lẽ là điều khiến đứa trẻ nào cũng thích thú bởi chúng cảm thấy được yêu thương và có được đối tượng tương tác khi vui chơi thông thái để hỗ trợ cho bé khi chơi.

Vui chơi là nhu cầu thiết yêu của bé, vì thông qua quá trình vui chơi bé được tiếp xúc với rất nhiều vật cũng như được tương tác với các bạn. Mẹ cũng có thể tham gia vui chơi với bé, vừa có thể giúp bé chơi an toàn và hỗ trợ bé tốt, tận dụng được các chức năng của món đồ chơi mà bé và mẹ cũng trở nên gần gủi hơn.
 
 
 Mẹ có thể tham khảo chọn một số trò chơi thú vị để mẹ và bé cùng vui chơi nhé:
 
1. Các loại trò chơi vận động
 
 Với các bé vận động rất tốt cho hệ cơ xương cũng như sức khỏe của bé được tăng cường tốt hơn. Bên cạnh đó, bé cũng trở nên linh hoạt, năng động hơn. Nếu bạn vẫn chưa an tâm cho bé vui chơi một mình thì mẹ cũng có thể khuyến khích bé chơi một số loại trò chơi vận động mà mẹ có thể tham gia cùng để bảo vệ và cùng bé chia sẻ.
 
- Trò chơi cầu trượt: Với các bé nhỏ, mẹ có thể dắt bé bước lên cầu trượt và giữ thăng bằng, giảm tốc độ trượt của bé để đảm bảo an toàn mà bé lại cảm giác được tình yêu và sự che chở của mẹ.
 
- Trò chơi xích đu: là trò chơi bé vận dụng đôi bạn tay đôi chân để ngồi và đu qua lại. Nhưng vì bé nhỏ có thể yếu chân tay và đu quá nhanh khiến bé nguy hiểm vì vậy mẹ có thể ngồi cùng xích đu với bé và điều khiển hoặc hỗ trợ nhịp đưa cho bé thích thú ngồi trong lòng mẹ bay lên.
 
- Đi xe đạp: trò chơi này dành cho các bé trên 3 tuổi, đặc biệt là các bé lớn có thể đi xe hai bánh. Bố mẹ có thể cùng bé đạp xe đạp trên các nẻo đường, hướng dẫn và nhắc nhở bé cách điều khiển xe an toàn. Bé vừa làm quen được với môi trường giao thông vừa được chơi cùng mẹ. 
 
- Trò chơi trong bể bơi cho bé : đây là trò chơi rất thích hợp cho ngày hè năng động của bé. Bố mẹ và bé có thể cùng vui đùa trong chiếc bể bơi bơm hơi với nước mát mà không cần thiết phải đi xa. 
 
- Còn có rất nhiều trò chơi vận động mẹ có thể cùng bé vui chơi hoặc hỗ trợ bé để bé phát triển tốt và an toàn như: nhảy lò cò, nhảy dây, đuổi bắt, trốn tìm… những trò chơi dân gian cũng tạo cho bế những kỷ nhiệm đẹp và vẫn tăng cường sức khỏe cho con. Các bé nhỏ nên cần thiết luyên một đôi tay khéo léo, tính cách cẩn thận để tốt cho bé sau này hơn. Mẹ có thể cùng bé chơi các loại đồ chơi rèn luyện sự kéo léo, và phát triển tư duy 
 
2. Trò chơi giúp bé khéo léo và phát triển tư duy
 
 Những bộ đồ chơi lắp ghép xếp hình, lego, hay đồ chơi gỗ thả khối, rút khối, chơi cát nước… sẽ cho bé không gian chơi mà học trong khi đó mẹ cũng sẽ đóng vai trò tương tác, hỗ trợ, chia sẻ với bé cách chơi… Đồng thời, mẹ cũng có thể cho bé làm quen với màu vẽ để kích thích trí tưởng tượng của con. Hai mẹ con cũng có thể vẽ chung một bức tranh theo chủ đề của bé hoặc gợi ý của mẹ. Bé sẽ thực sự thích thú khi được chơi cùng mẹ và cảm nhận được tình yêu thương của mẹ tốt hơn.
 
3. Trò chơi phát triển ngôn ngữ
 
Mẹ có thể cho bé sử dụng những loại đồ chơi trẻ em có âm thanh và khích thích bé ghi nhớ bẳng những câu hỏi nhận dạng âm thanh, khuyến kích bé mô phỏng lại âm thanh đấy. Mặt khác, những trò chơi ca nhạc, mẹ hát con nghe và ngược lại hay cả hai mẹ con cùng hát cũng giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt và tự nhiên và hình thành kỹ năng tập trung ghi nhớ bài hát, giao tiếp.
 
 
 
Mẹ cũng có thể thường xuyên chơi trò kể chuyện để bé có thể kể chuyện và bộc lộ cảm xúc của mình một cách thỏa mái nhất. Bé vừa phát triển tư duy, vừa phát triển ngôn ngữ nhanh và tốt nhé.
 
Hãy cùng con vui chơi và tạo ra một không gian vui chơi tốt nhất cho con có cơ hội phát triển tốt và cảm nhận được tình yêu thương, gần gũi với mẹ. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý vui chơi với con như một người bạn người dẫn đường chứ không phải là một "vị lãnh đạo" để con dễ gần và tự do phát triển sáng tạo thế giới trẻ thơ.

Kỹ năng tư duy tốt - Chìa khóa vàng giúp trẻ phát triển trí thông minh

Phần lớn các bậc làm cha làm mẹ đều có suy nghĩ rằng, để trẻ phát triển một cách tự nhiên, chỉ chăm sóc trẻ qua bữa ăn, giấc ngủ, đôi khi trò chuyện và bảo ban trẻ, khi trẻ lớn một chút thì đưa trẻ đến trường để thầy cô dạy dỗ là đủ. 
Tuy nhiên, theo bản năng, trẻ thích tìm tòi và tò mò muốn biết về mọi thứ thông qua chơi các món đồ chơi trẻ em, những trải nghiệm, trong 8 năm đầu đời có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến khả năng phát triển não bộ của một người.

Giáo sư Edward de Bono- cha đẻ của "Tư duy về tư duy" đã nhận định: "Thông minh là một khả năng, tư duy là một kỹ năng để vận dụng khả năng đó". Vì thế, chỉ những người có kỹ năng tư duy tốt mới có thể khai thác được tối đa “tài sản” quý giá của mình - trí thông minh. 


Giúp trẻ khơi gợi và phát triển trí thông minh

Nhiều người nhầm trí thông minh và kỹ năng tư duy là một, dẫn đến kết luận sai lầm: trẻ thông minh thì tự khắc sẽ tư duy giỏi; trẻ kém thông minh có thể không bao giờ tư duy giỏi; trẻ thông minh không cần kỹ năng tư duy. Tuy nhiên, tiến sĩ Robert Sternberg - chuyên gia trí tuệ con người nổi tiếng thế giới với khái niệm "Trí tuệ thành công" cũng khẳng định: "Chỉ số thông minh (IQ) cao, kết quả học tập tốt hoặc tấm bằng đại học danh giá vẫn chưa đủ. Nếu như bạn không có tư duy sáng tạo thì sẽ rất khó khăn để bạn thành công".

Trong một xã hội năng động như hiện nay thì việc học của học sinh không còn đơn thuần là ghi nhớ, tiếp thu những kiến thức trong sách vở một cách thụ động mà đòi hỏi các em phải rèn luyện kỹ năng tư duy. Kỹ năng tư duy sẽ giúp các em có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ logic, sáng tạo, ra quyết định, luôn nảy sinh ý tưởng mới, phân tích - xử lý thông tin, lên kế hoạch cho tương lai.

Toán tư duy Mathnasium- Phương pháp rèn luyện và phát triển tư duy


Giống các kỹ năng khác, tư duy đều có thể học được và phát triển với sự kiên trì rèn luyện thông qua các phương pháp khoa học, một trong những phương pháp hiệu quả là thông qua Toán học. Xuất xứ từ Hoa Kỳ, Mathnasium đã đúc kết được những phương pháp dạy và học Toán cho trẻ em, qua đó rèn luyện và phát triển kỹ năng tư duy:

- Giúp bé hình thành thói quen tư duy, bé sẽ biết chủ động tìm những thông tin có liên quan, sắp xếp - phân loại - xâu chuỗi thông tin, so sánh thông tin, nhận diện và phân tích mối liên hệ.

- Hình thành khả năng phản biện, lập luận và phân tích vấn đề: Đưa ra lý giải cho ý kiến, suy luận, phán đoán - ra quyết định, sử dụng chính xác ngôn ngữ để lập luận.

- Hình thành Tư duy sáng tạo: xây dựng ý tưởng, lập giả định, tưởng tượng; tìm kiếm giải pháp đổi mới và sáng tạo.




Phương pháp Mathnasium được thiết kế theo hướng các nhân hóa nhằm mang đến cho học sinh một nền tảng kiến thức tư duy vững chắc ngay từ những bước khởi đầu. Tại Mathnasium, trẻ có được sự đánh giá toàn diện trên nhiều góc độ tư duy thông qua bài kiểm tra năng lực Toán bằng phần mềm độc quyền. Mathansium không dạy bé làm Toán theo công thức rập khuôn mà dạy trẻ cách thấu hiểu và phân tích vấn đề, từ đó giúp các em phát huy tối đa trí thông minh, hình thành khả năng phân tích, logic, sáng tạo và đưa ra cách giải phù hợp. Qua hơn 35 năm kiểm nghiệm và chứng minh, Mathnasium đã giúp cho hàng triệu trẻ em trên thế giới trở nên yêu thích toán và phát triển tư duy thông qua Toán học. Hiện nay, tại Việt Nam, Mathnasium đã có hơn 27 trung tâm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận với gần 10.000 học sinh đang theo học. Từ những kết quả đạt được trên thế giới, Mathnasium mong muốn sẽ mang đến một phương pháp dạy trẻ phát triển tư duy toàn diện hiệu quả cho trẻ em Việt Nam.
Nguồn: ttvn.vn